Các trạng thái ôxi hóa hình thức Pyrit

Từ khía cạnh của hóa vô cơ kinh điển, trong đó người ta gán các trạng thái ôxi hóa hình thức cho mỗi nguyên tử (hóa trị), thì pyrit có lẽ được miêu tả tốt nhất như là Fe2+S22-. Tính chất hình thức này công nhận rằng các nguyên tử lưu huỳnh trong pyrit xuất hiện thành cặp với các liên kết S-S rõ ràng. Các đơn vị persulfua này có thể được nhìn nhận như là có nguồn gốc từ persulfua hiđrô (H2S2). Vì thế pyrit có lẽ nên gọi mang tính miêu tả nhiều hơn là persulfua sắt chứ không phải disulfua sắt. Ngược lại, molypdenit (MoS2) có đặc trưng là các trung tâm sulfua (S2-) cô lập. Kết quả là, trạng thái ôxi hóa của molypden là Mo4+. Khoáng vật asenopyrit có công thức FeAsS. Trong khi pyrit có các tiểu đơn vị S-S thì asenopyrit có các tiểu đơn vị As-S, về mặt hình thức là có nguồn gốc từ sự khử proton của H2AsSH. Phân tích các trạng thái ôxi hóa kinh điển có thể khuyến cáo nên miêu tả asenopyrit như là Fe3+AsS3-[5].